Để lắp đặt mạng điện trong nhà an toàn

Mạng điện là yếu tố chi phối việc sử dụng các thiết bị điện phục vụ sinh hoạt gia đình. Ngay từ khi bắt đầu thiết kế, xây dựng, thì việc chuẩn bị, lên kế hoạch lắp đặt hệ thống điện là rất cần thiết để đảm bảo yếu tố: An toàn, thẩm mĩ và tiết kiệm cho ngôi nhà 

Dù nổi hay chìm, …

Lắp đặt mạng điện trong gia đình hiện nay chủ yếu sử dụng hai phương pháp là đi dây nổi và đi dây chìm (dây ngầm). Vì mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng, các gia đình nên lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp để vừa đảm bảo an toàn vừa tiết kiệm chi phí.

Đi dây nổi là hình thức bọc dây điện trong các ống nhựa tròn hoặc dẹt và ốp lên bề mặt tường, trần nhà. Từ đó đường dây được dẫn từ mạng điện bên ngoài vào trong nhà và phân chia tới các phòng. Đường dây nổi có thể lắp đặt sau khi ngôi nhà được xây dựng hoàn tất.

Phương pháp đi dây chìm (dây ngầm) lại sử dụng các đường ống dẫn và chôn xuống đất hoặc trong tường nhà. Hệ thống dây điện đi theo các đường ống đó tới các khu vực khác nhau. Hệ thống điện được lắp đặt ngay từ lúc bắt đầu xây dựng ngôi nhà, ngôi nhà được thi công đến đâu thì các ống dẫn đường dây được lắp đặt ngay sau đó.

Phương pháp lắp đặt mạng điện ngầm     (Ảnh minh họa)

An toàn phải đi đầu Việc lắp đặt mạng điện trong nhà cần đảm bảo tính an toàn cao nhất vì nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày trong gia đình cũng như khu dân cư trong khu vực. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà các gia đình nên lựa chọn cách lắp đặt phù hợp để vừa an toàn, tiết kiệm chi phí lại vừa đảm bảo yếu tố thẩm mĩ và hiệu suất sử dụng tốt nhất.

Mạng điện ngầm cần thiết kế sơ đồ đường dây trước khi xây dựng, lưu giữ sơ đồ này để thuận lợi cho việc sửa chữa, nâng cấp và lắp đặt thiết bị về sau. Bên cạnh đó, vì đi dây dưới đất, đi ngầm trong tường nên cần chọn những ống bảo vệ bằng vật liệu chống cháy, nổ, thấm nước.

Khi lắp dây điện ngầm nên tính toán phần dây điện dự trữ, điều này tránh được việc khi cần di chuyển thiết bị thêm một khoảng cách nhỏ thì không cần nối thêm dây. Ngoài ra, khi có sự cố cần cắt bỏ một phần đầu dây dẫn thì vẫn còn phần dây dự trữ.

Với mạng điện nổi, cần tính toán vị trí đi dây ở vị trí cao, tránh bị ảnh hưởng, va chạm bởi sinh hoạt của con người. Ngoài ra, đường dây điện nổi không nên lắp đặt ở những nơi ẩm thấp, gần nguồn nước, nếu thấy đường dây bị dập, vỡ, phải ngay lập tức thay thế và hoàn thiện để đảm bảo an toàn.

 

ÐI DÂY NỔI

Ưu điểm:

- Chi phí lắp đặt không quá lớn

- Tiện lợi cho sửa chữa, khắc phục sự cố

- Dễ dàng thay đổi (loại bỏ, thêm, bớt) đường dây để phù hợp với nhu cầu gia đình.

- Không cần thiết kế sơ đồ đường dây trước khi xây dựng

Nhược điểm:

- Tính thẩm mĩ không cao

- Bố trí không hợp lý sẽ rối loạn và ảnh hưởng đến không gian sử dụng

 

ÐI DÂY CHÌM

Ưu điểm:

- Tiết kiệm không gian, tăng thêm vẻ đẹp, yếu tố thẩm mĩ

- Tránh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động bên ngoài

Nhược điểm

- Chi phí lắp đặt cao

- Cần thiết kế trước sơ đồ lắp đặt trước khi xây dựng và lưu bản vẽ thiết kế điện

- Việc sửa chữa, khắc phục sự cố có phần phức tạp

 

NÊN

- Sử dụng dây dẫn có chất lượng tốt, tính toán tiết diện dây dẫn phù hợp với nhu cầu sử dụng (Có nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ cho phép sử dụng, đơn vị cung cấp có uy tín trên thị trường). Ngoài ra đối với tiếp điểm nối giữa các dây dẫn và giữa dây dẫn và công tắc ổ cắm cần đảm bảo đúng kỹ thuật. Đối với công tắc ổ cắm của Simon được thiết kế theo tiêu chuẩn Châu Âu, với tiếp điểm giữa dây dẫn và thiết bị được thiết kế chống momen điện với hàm kẹp kìm vào dây điện sẽ làm giảm tối đa tiếp điểm lỏng. Cùng với lỗ đưa dây điện vào nhỏ buộc người thi công phải nối đảm bảo theo kỹ thuật sẽ tránh trường hợp quá tải mà sinh nhiệt làm chảy thiết bị.

- Lắp đặt aptomat cho hệ thống điện (1 aptomat tổng và các aptomat riêng cho từng phòng). Aptomat được chia làm nhiều loại: Aptomat dạng tép SMB65-63; Aptomat chống rò: SMB65L-63 (Rccb); Aptomat điện cách ly: SMG65-100.

- Sử dụng nắp bảo vệ hoặc phích cắm giả đối với các ổ điện để đề phòng trẻ nhỏ, tuy nhiên đối với thết bị điện Simon thì bạn yên tâm về điều này bởi mỗi ổ cắm của Simon đều có lớp khóa bảo vệ trẻ em.

 

KHÔNG NÊN

- Lắp đặt mạng điện tùy tiện khi không có kiến thức về đấu nối mạch điện.

- Lắp đường dây điện chung ống với dây cáp tivi, đường dẫn internet…

- Lắp đặt đường dây mà không có các đường ống bảo vệ.

Kỹ sư Mai Ngọc Hà – Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Chuyển giao Công nghệ và Xây dựng 860, cho biết: “Do những hạn chế về kiến thức chuyên môn khiến yếu tố an toàn của mạng điện trong gia đình chưa cao, tính thẩm mĩ và tiết kiệm còn hạn chế, điều này theo thời gian sẽ bộc lộ trong quá trình đưa vào sử dụng. Vì vậy, rất cần có bản vẽ thiết kế điện do cơ quan có thẩm quyền chuyên môn duyệt trước khi lắp mạng điện trong gia đình. Ở các nước tiến tiến đã thực hiện được từ lâu, chúng ta nên học tập”.

 

Những Mẫu Thiết Kế Hệ Thống Điện Trong Gia Đình:

+ Ngày nay với sự phát triển của công nghệ và kinh tế đã dẫn đến những nhu cầu ngày càng cao của con người đặc biệt là sự tiện nghi của ngôi nhà, một nơi để nghỉ ngơi và sinh hoạt sau những giờ làm việc mệt mỏi trong môi trường khắc nghiệt. Do đó ngôi nhà là nơi cần được ưu tiên để giúp chúng ta cảm thấy thoải mái và ấm áp khi trở về nhà.

+ Khi ta dạo quanh thành phố ngày nay ta sẽ thấy mọi người sử dụng cửa cuốn rất nhiều, loại có remote, loại điều khiển bằng tay, cửa cổng và cách trang trí trước nhà cũng rất đa dạng và phong phú...Thiết bị chiếu sáng hiện nay không còn chỉ đơn thuần dùng vào việc thấp sáng để dẫn đường mà còn dùng vào việc tô điểm thêm cho khung cảnh trước nhà, nâng cao tính thẩm mỹ, niềm đam mê, sự cảm nhận sâu sắc về cái đẹp của người chủ nhà...
 
+ Đặc Điểm Của Ngôi Nhà Trong Thành Phố: Những đặc điểm này sẽ dẫn đến cần thiết phải có một bản thiết kế hệ thống điện rõ ràng và có định hướng ngay từ khi bắt đầu xây dựng để không phải chắp, xen ngang...để rồi khi vào ở chúng ta sẽ mất rất nhiều chi phí sau này. Sau khi xây dựng xong chúng ta cần lưu trữ bản thiết kế điện chi tiết trong ngôi nhà và sự chịu tải của các loại đường dây dẫn để sau này khi nâng cấp hay sửa chữa không gây nguy hại đến hệ thống điện.
 
+ Nguồn điện, Đồng Hồ Điện: Đồng hồ điện nên lắp đặt ngoài cổng và bên trong cửa cổng, để nhân viên điện lực có thể ghi lại số điện hằng tháng, tránh phiền phức và mất công sau này. Nơi dây điện cung cấp nguồn chính dẫn vào nhà cũng là nơi sẽ dẫn các đường tín hiệu khác vào nhà: Internet, truyền hình Cáp, Điện Thoại...Nên các đường dây này phải bắt đầu từ đây. Thông thường là nằm trên lầu 1 hoặc lầu 2, đây là điều quan trọng nhất, là trọng tâm khi bắt đầu với hệ thống điện. Đây là nơi cung cấp năng lương cho tất cả các thiết bị trong gia đình và liên tục, đường dây này phải lớn và xuyên suốt đến mọi nơi. Nguồn chính sẽ cung cấp cho các thiết bị tiệu thụ năng lượng lớn: Bếp điện, Bếp từ, Lò nướng, Máy điều hòa, máy nước nóng, máy xấy tóc, máy bơm nước... là những thiết bị tiêu thụ năng lượng gấp hàng chục, hàng trăm lần bóng đèn 1m2. Chúng tập chung nhiều nhất trong nhà bếp. Đường dây chính phải lớn xuyên suốt trong nhà và đặc biệt từ nguồn đến bếp. Các thiết bị tiêu thụ năng lượng lớn sẽ phải chấp nhận ngưng hoạt động khi mất điện.
 
+ Nguồn Phụ, Backup: Hiện nay với nhu cầu sử dụng ánh sáng trong gia đình, thiết bị điện như máy tính, Internet,Tivi...cần phải liên tục để đáp ứng nhu cầu tối thiểu khi mất điện. Do đó hệ thống điện Backup là đường dây riêng để đáp ứng nhu cầu tối thiểu để làm việc và sinh hoạt, Nguồn này Từ UPS, máy phát điện, và Pin mặt trời. Đây là nguồn dự phòng khi mất điện, Hãy nghĩ đến tầm quan trọng của nguồn phụ khimất mát dữ liệu lúc mất điện trong khi làm việc và sự tối tăm trong gia đình vào ban đêm cũng như ban ngày, sự khó khăn khi tìm bật lửa để thắp sáng. Nguồn phụ sẽ cung cấp cho đèn khẩn cấp, hệ thống máy tính, hệ thống mạng...Để đảm bảo sự liên tục trong việc sinh hoạt và kinh doanh của gia đình. Năng lượng mặt trời là một giải pháp đầu tư lâu dài và thiết thực để bảo vệ môi trường và đảm bảo sự sinh tồn của con người, giúp giảm sự nóng lên của trái đất, và gây ô nhiễm khi phải dùng năng lượng hóa thạch để chuyển hóa thạch, năng lượng nguyên tử để chuyển hóa thành điện năng, giảm chi phí điện năng trong gia đình mỗi tháng. Khi thiết kế cần đưa đường dây nguồn phụ lên trên trần và ra bên ngoài để có thể truyền năng lượng này vào bên trong, chi phí cho đường dây này không lớn để khi có điều kiện ta có thể sử dụng. Đường dây phụ phải độc lập với đường dây chính và phải xuyên suốt đến mọi nơi trong nhà và đi lên bên trên nhà. Nên thông qua bộ UPS để cung cấp cho nguồn phụ để đảm bảo máy tính vẫn hoạt động khi mất điện.
 
+ Cửa Cổng: có tác dụng chống trộm. Ban ngày khi chúng ta ở nhà sẽ mở cửa trước nhà để không khí và ánh sáng vào trong nhà, nhưng ta không thể trông coi và giám sát mọi lúc các đồ dùng bên trong, cửa công sẽ ngăn chặn sự xâm phạm tài sản trong nhà khỏi tay kẻ trộm. Cửa cổng ngày nay vẫn sử dụng loại tự chế chưa có thiết bị điều khiển và khóa tự động, vì để ngoài trời. Loại có thiết bị điều khiển còn quá đắt và phải nhập linh kiện từ nước ngoài.
 
+ Chuông Điện: Đây có thể nói là thiết bị không thể thiếu trong ngôi nhà, vì giúp ta biết có ai cần gặp ta khi ta ở trong nhà, mà không thấy người bên ngoài cổng vào ban đêm cũng như ban ngày.
 
+ Đèn cổng: Tùy theo giá trị của ngôi nhà mà đèn trang trí cho cổng.
 
+ Camera quan sát: Dùng thuận tiện xem xét, người quen khi ta không có ở nhà trước, hay bảo vệ tài sản cho chủ nhà. Nên sử dụng camera analog và dùng phương pháp truyền RF để nhận hình ảnh từ camera để tiết kiệm việc lắp đặt đường truyền camera khi có nhiều camera trong gia đình. Camera IP không thể nối song song lại với nhau trên một đường truyền, khi có nhiều camera thì sẽ có nhiều đường dẫn về trung tâm, đây chính là vấn đề.
 
+ Đèn ngoài hiên: Dùng để chiếu sáng vào ban đêm trong khu vực hiên nhà.
 
+ Đèn trang trí quanh hiên: Khu vực hiên xung quanh nhà, tùy theo cấu trúc và giá trị ngôi nhà mà ta cần trang trí cho hòn non bộ, khu vực xanh xung quanh nhà...Ngoài ra mỗi dịp lễ tết chúng ta cần trang trí cho ngôi nhà thêm rực rỡ, góp phần vui chung trong cộng đồng, nâng cao nét thể hiện văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng.
 
+ Đèn trang trí Trước lầu: Để tiết kiệm diện tích xây dựng, tăng không gian sinh hoạt... đáp ứng nhu cầu về sự tăng dân số, thì ngôi nhà xây dựng phải có nhiều lầu tận dụng tối đa không gian theo chiều cao. Do đó khi chiều đến hoặc ban tối chúng ta ra trước ban công để cảm nhận sự mát mẻ của không khí trong lành vào ban đêm, nhìn ra phố để tâm hồn thấy thoải mái...Do đèn trước Ban công là không thể thiếu.
 
+ Đèn chiếu sáng chính: Là đèn dùng để chiếu sáng sinh hoạt trong phòng, Phải đủ công suất chiếu sáng và lắp đặt và những vị trí thích hợp để tạo sự ấm cúng và thoải mái trong nhà, ngoài ra phải đảm bảo sự thẩm mỹ của cấu trúc bên trong phòng.
 
+ Đèn khẩn cấp: là đèn dùng để chiếu sáng khi mất nguồn điện chính. Cung cấp và đảm bảo cho sinh hoạt ở mức tối thiểu trong phòng. Nguồn điện quốc gia dù có tối tân đến đâu cũng vẫn phải mất để sửa chữa... Do đó hệ thống đèn Backup này là không thể thiếu trong ngôi nhà hiện tại. Trong toilet nên chỉ dùng điện khẩn cấp để chiếu sáng, không cần nguồn điện chính.
 
+ Máy điều hòa nhiệt độ: đảm bảo môi trường lý tưởng cho con người sinh hoạt và làm việc trong nhà...
 
+ Thiết bị giải trí: TV, video, nghe nhac, máy tính... Ngoài việc chú ý đến việc lắp đặt điện ta còn phải chú ý đến thiết kế và bố trí loa để phát âm.
 
+ Hệ Thống truyền hình: Dùng để xem thông tin và giải trí: Gồm có hệ thống truyền hình Cáp, Tivi, và truyền hình vệ tinh. Hệ Thống truyền hình vệ tinh và Tivi ta có thể trộn chung vào với nhau để dẫn vào TV, nhưng ghép vào các kênh truyền hình Cáp thì khá phức tạp nên nếu dùng cả 3 phương thức thu hình cùng lúc là điều không đơn giản và tốn nhiều chi phí, nó chỉ áp dụng cho chung cư và khách sạn lớn, nhưng với gia đình ta có thể đơn giản một chút là chỉ cần một trục chính xuyên suốt các phòng trong nhà và lên trên mái nhà là được. Ta sử dụng chuyển mạch để có thể chọn phương thức thu hình truyền trên trục chính để đưa vào TV, tại mỗi tầng lầu cần nơi để lắp bộ chia nhánh sang các phòng để đảm bảo không bị suy hao tín hiệu khi chia nhiều Tivi.
 
+ Hệ Thống Mạng Nội Bộ: Vài năm trước với hệ thống mạng nội bộ (LAN) là điều xa vời và không thực tế, thì hôm nay nó là điều không thể thiếu trong gia đình, nó đem lại tri thức, tiện lợi và phát triển kinh doanh giúp việc lưu thông hàng hóa được thuận lợi. Với sự phát triển của công nghệ, thiết bị điện tử nên mạng nội bộ trở nên đơn giản và thuận tiện hơn nhiều trong đó việc sử dụng wireless là giải pháp tối ưu nhưng cần một phương thức lắp đặt và đường truyền thích hợp mới tối ưu hóa, và đảm bảo sự ổn định của mạng.
 
+ Hệ Thống Dây Điều Khiển: Nếu ta nhìn lại việc sử dụng các thiết bị trong gia đình ta sẽ thấy nó khá nhiều, phức tạp... Tiêu thụ năng lượng khủng khiếp. Nếu nghĩ rằng với vài trăm KW/tháng cho mỗi gia đình là chẳng bao nhiêu, thì ta hãy nghĩ đến con số hiện tại là khoảng 100 triệu người trong nước việt nam thì mức tiêu thụ năng lượng sẽ khủng khiếp thế nào, khi số hàng chục triệu ngôi nhà. Ta không thể cứ đi tắt từng bóng đèn trong mỗi phòng hay tắt/mở đèn ngoài ban công mỗi khi ra vào, đèn cổng, đèn trang trí...Hãy nghĩ đến việc đèn sẽ tự mở theo những thói quen của các thành viên trong gia đình, Ánh sáng bên ngoài ngôi nhà thay đổi màu, tạo sự sinh động khi nhìn lại ngôi nhà của chúng ta từ xa, sự hoành tráng của thành phố chúng ta khi đêm xuống, mỗi dịp lễ, xuân về chúng ta lại có dịp thưởng thức cái đẹp, cái thẩm mỹ của mọi người khi tham gia vào lễ hội. Ngoài ra với hệ thống dây dẫn để truyền tín hiệu điều khiển ta có thể làm hệ thống báo khói, nhiệt độ...để phòng cháy và chữa cháy. Như vậy việc cần thiết đi thêm một đường dây tín hiệu điều khiển trong khi thiết kế hệ thống điện trong gia đình là điều cần thiết và không thể thiếu trong hiện tại và tương lai. Để xử lý một cách hài hòa và khéo léo với nhiều thiết bị, cần phải có một trung tâm xử lý, điều khiển và bắt buộc phải nhận lệnh trực tiếp, lập trình từ con người, Đường dây điều khiển là một dây thần kinh để truyền nhận tín hiệu điều khiển từ trung tâm đến các thiết bị trong gia đình. Đường dây này không thể lắp nhiều mà chỉ có một đường duy nhất, và cách ly riêng biệt với nguồn điện nên các bộ điều khiển phải sử dụng phương pháp nối song song và dùng IP để truyền nhận tín hiệu điều khiển. Không nên sử dụng sóng radio cho việc thiết lập việc điều khiển này vì sự ổn định và chi phí đồng thời gây nhiễu cho việc sử dụng wireless.  Việc điều khiển lệnh trực tiếp từ người sử dụng thông qua mạng LAN để truyền đến bộ xử lý trung tâm là giải pháp tối ưu.

 

Tham khảo theo TCĐL chuyên đề Thế giới điện

Được đăng vào

Viết bình luận