Cách lắp đặt hệ thống bể cá tự động thay nước theo định kỳ

HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG THAY NƯỚC CHO BỂ CÁ CẢNH

 

1. Lý do cần làm hệ thống tự động thay nước bể cá:

Do điều kiện công việc hay phải đi xa dài ngày hoặc không có thời gian chăm sóc bể cá thường xuyên, việc quản lý nước bể cá gặp nhiều vấn đề phức tạp mà không nhờ ai giúp được, nước trong bể cá gặp phải một số vấn đề sau:

- Nước không thay định kỳ, một số thiếu khoáng chất.

- Xuất hiện nhiều chất bẩn, độc tố gây hại.

- Nước trong bể tự bay hơi, cần bổ sung thêm nước hàng ngày.

- Và cần nhiều thời gian rảnh để ngắm cá hơn, …

-  …

Tuy nhiên hệ thống chỉ giải quyết một vài vấn đề mà không thể giải quyết toàn bộ công việc của chủ nhân bể cá. Bạn nên ghi chép định kỳ và làm sạch các vật trong bể như làm sạch rêu, làm sạch máy lọc, máy xục bể, ...

 

2. Những chú ý về nguồn nước cũng như quá trình chăm sóc cho bể cá mà bạn cần lưu ý:

Điều quan trọng nhất là cần chú ý đến chất lượng nước khi nuôi cá

- Nước máy có chứa khí clo là nguyên nhân chính khi các bạn thay nước làm cá bị chết. Vì vậy cần chứa nước máy trong bể chứa ở nơi thoáng mát trên 12h để khí clo trong nước bóc hết sau đó mới cho vào hồ cá để nuôi. Nếu quá bận rộn có thể sử dụng dung dịch khử clo mua ở cửa hàng cá cảnh 10k/chai.

- Nước giếng nếu bị nhiễm phèn thì cần xử lý phèn trước khi nuôi cá, có thể xử lý phèn bằng thang hoạt tính. Nếu nước không bị nhiễm phèn, người sử dụng uống được thì chỉ cần trữ nước vài tiếng đồng hồ trong bể chứa, nhưng cần bật sủi oxi thật mạnh để tăng hàm lượng oxi và tăng PH lên (Vì nước giếng độ PH thấp cũng như hàm lượng oxi ít)

Thay nước hồ cá không đúng cách cũng là nguyên nhân cá chết

- Cá thường chết nguyên nhân là các bạn thay nước trong hồ 100% làm cá bị sock nước và chết, tức là tuyệt đối không nên hút hết nước trong hồ cá ra và đổ nước mới vào mà cần làm theo quy trình như sau:

+ Dùng ống nhựa xiphong rà sát đáy hồ để hút cặn bã dưới đáy hồ ra, khi lượng nước trong hồ rút xuống còn khoảng 50% thì ta bắt đầu ngừng, và chêm nước mới đã xử lý ở bước 1 vào.

+ 1 tuần thay nước từ 1 đến 2 lần tùy vào mức độ ô nhiễm của nguồn nước (1 lần thay không quá 50% nước).

Cách duy chuyển cá sang hồ mới

- Việc các bạn duy chuyển vớt cá nhiều lần sang các hồ khác sẽ làm cá nhát, bị stress, thậm chí là rách vây, trày vãy. Thường là bị stress ít nhiều nên các bạn khó nhận ra được điều này.
(Cá bị tress có thể núp ở đáy, cạnh hồ, bỏ ăn, ...)

- Khi vớt cá sang hồ mới cần chú ý đến độ nhiệt độ và độ PH của nước 2 bể phải gần giống nhau để tránh cá bị sock nước.

Cho cá ăn không đúng cách cũng làm cá chết

- Bạn sẽ vô tình làm cá chết vì quá thương nó bằng cách cho ăn no và nhiều sẽ làm cho cá bị bội thực, đầy bụng và chết. Đa số các loài cá có tập tính thấy mồi là đớp nên bạn sẽ nhầm tưởng cá ăn chưa no và cho ăn nhiều sẽ làm cá chết.

- Cho cá ăn thích hợp là 2 lần/ngày sáng và chiều (mỗi lần cho ăn sau 15 phút là dùng ống nhựa bơm tay hút cặn bã dư thừa ra để nguồn nước sạch không nhiễm bệnh)

- Quên cho cá ăn trong thời gian dài sẽ làm cá bị còi, suy nhược và chết. Tuy nhiên nếu bận việc gì đó mà không có thời gian cho cá ăn 2,3 ngày thì cũng không sao.

Nhiệt độ và ánh sáng hồ cá

- Vào mùa đông lạnh, nhiệt độ trong hồ bị giảm xuống vì thế cần có nắp đậy hồ cá để tránh thoát nhiệt, kết hợp sử dụng cây sưởi tăng nhiệt độ cho hồ cá (Nhiệt độ thích hợp cho cá cảnh từ 25 đến 30 độ C)

- Ánh sáng cũng không quá quan trọng, cần đặt hồ nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp, nếu nơi đặt bể hơi tối thì có thể dùng đèn công suất nhỏ bật không quá 8h/ngày.

Lượng oxi và máy lọc nước

- Cần có máy sủi oxi liên tục 24h/24h giờ. Nếu bể rộng trên 60cm thì cần thêm máy lọc nước
Khi sử dụng máy lọc cần chú ý việc máy lọc hút cá nhỏ và động nước quá mạnh làm các loại cá nhỏ bị đuối sức.

Cá cắn rỉa vậy nhau

- Tránh nuôi các loài cá có kích thước chênh lệch nhau quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng cá lớn nuốt cá bé. (cá lớn cắn cá bé)

- Cần tìm hiểu kỹ đặc tính các loài cá nhỏ mà lại có tính cắn rỉa vây các loài cá lớn, chậm chạp, vây dài... để tránh nuôi chung (Cá bé cắn cá lớn)

- Chọn các loài cá hiền lành và có khả năng nuôi chung với nhau.

Chọn bể nuôi cá 

- Hạn chế nuôi cá trong các chậu thủy tinh vì diện tích nhỏ thiếu oxi, nước mau bẩn dễ gây bệnh, thay nước liên tục vì nước bẩn cũng làm cá sock nước và chết. Vì thế nếu sử dụng bể thủy tinh nhỏ chỉ có thể nuôi cá betta (cá xiêm đá) và 1 số loài có khả năng sống trong mồi trường chật hẹp và cá có khả năng chịu được môi trường nước ghèo oxi.

- Nên chọn bể cá có chiều dài trên 60cm và mật độ thả cá vừa phải, đừng quá đông đúc gây thiếu oxi và tranh giành lãnh thỗ, thức ăn.

 

3. Chi tiết bể cá và bộ lọc đang dùng:

a. Kích thước: DRC tổng khoảng 700 lít nước.

- Bể chính: 1330mm x 610 mm x 680 mm

- Bể lọc tràn dưới: 1100mm x 400 mm x 450 mm

b. Cá: Hiện đang nuôi: 1 Rồng, 2 Sam, 5 hổ.

 

4. Mô tả hệ thống thay nước bể cá tự động:

Có 2 cách lắp hệ thống:

1 - Dùng máy bơm, bơm vào và hút ra cho bể cá: Thường dùng khi nhà bạn không có bể chứa trên tầng thượng tạo áp lực nước chảy vào bể. Hoặc bạn có riêng 1 bể chứa nước chỉ giành cho bể cá cảnh.

2 - Dùng nguồn nước có sẵn trong bể chứa nước sinh hoạt của bạn bằng van điện từ: Nhà bạn đã có bể chứa nước sinh hoạt trên tầng thượng, hoặc bạn có ống khử Clo được nối trực tiếp từ nguồn nước nhà máy.

Tôi sẽ hướng dẫn cụ thể hơn cho bạn, tùy vào cấu tạo và điều kiện của bể cá mà bạn chọn phương án thi công thích hợp.

4.1 Sử dụng bơm để thay nước.

a. Nguồn cấp nước:

- Nguồn cấp được lắp bằng ống nhựa Ø21, qua van khóa dẫn đến ngăn cuối (ngăn máy bơm lên bể chính) dẫn vào van phao lắp tại ngăn cuối. Không nên lấy nước trực tiếp từ nguồn nước từ nhà máy, vì trong nước nhà máy thường có Clo diệt khuẩn.

- 02 van khóa số 3 dùng trong trường hợp sử dụng nước máy chạy qua ống khử CLO (khi dùng khóa van số 4).

Bạn có thể lấy nước trực tiếp từ nguồn nước trên bể của bạn vì:

+) Nước tại nhà bạn thường được tích trữ vào 2 bể nước, 1 là bể chứa dưới được chảy trực tiếp từ nhà máy vào, một bể nước chứa trên tầng thượng. Nước được chuyển từ bể dưới lên trên và thời gian tích nước khá lâu nên khí Clo trong nước máy sẽ bay bớt đi.

+) Hệ thống thay nước chỉ thay từ 10 đến 30% (Tùy theo cài đặt của bạn), do đó nếu còn sót lượng Clo trong nước thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến cá cảnh trong bể.

Tuy nhiên nếu có điều kiện bạn nên lắp ống khử Clo.

 

b. Bơm xả ra ngoài:

- Sử dụng bơm công suất tương đương 450l/h, đặt tại đáy ngăn 1 (ngăn đầu tiên của bể lọc). Nước thải chảy ra cùng đường ống thoát Ø34.

- Khoan đường thoát tràn mặt tại ngăn cuối kích thước Ø34.

c. Hệ thống điều khiển:

Sử dụng ổ cắm đồng hồ thời gian, cài đặt được thời gian mở máy bơm, tắt máy bơm nhiều lần trong ngày.

d. Hệ thống hoạt động:

-  Thiết bị hẹn giờ thời gian cấp điện chạy máy bơm trong 1 ngày chạy 06 lần, tổng 18 phút. Lượng nước bơm ra đo được là 30 lít,

Sáng: 6h30-6h33; 6h40-6h43; 6h50-6h53 (9p).

Chiều: 17h30-17h33; 17h40-17h43; 17h50-17h53 (9p).

Phải tách làm 6 lần do: Đường cấp nhỏ mà bơm chính hút lên bể công suất lớn. Khi giảm mực nước quá nhanh sẽ không đủ nước cấp cho máy bơm. 

- Khi lượng nước được bơm ra và nước bay hơi, mực nước tại ngăn cuối đặt van phao hạ xuống. Van phao mở cấp nước mới vào. Khi cấp đủ (điều chỉnh cần van phao tùy yêu cầu của bộ lọc) van phao dừng cấp nước. Hệ thống tự động chạy tuần hoàn hàng ngày.

 

4.2 Sử dụng van điện từ.

 

5. Ưu nhược điểm của hệ thống thay nước bể cá tự động:

a. Ưu điểm:

- Rất nhàn, chỉ cần ngồi ngắm cá và cho cá ăn, thay bông lọc.

- Nước mới được cấp vào hành ngày, nước bẩn được rút ra.

- Cá khỏe mạnh, sung, nhanh lớn.

- Không bị sốc nước như thay 1 lần với số lượng lớn.

- Không sợ nước tràn ra ngoài vì đã trang bị đường thoát tràn.

b. Nhược điểm:

- Vị trí đặt bể cá thường theo phong thủy, cố định trong phòng, không gần đường cấp và thoát nước. Nên việc trang bị hệ thống này gặp nhiều khó khăn với một số vị trí đặt bể.

- …

Một số chi tiết được kèm theo hình ảnh

Được đăng vào

Viết bình luận